Two systems: Thinking Fast and Slow (Daniel Kahneman) – Liberal intuition or rigorous reasoning

A work of Nobel Prize owner in 2002 (Daniel Kahneman), this book divides the thinking structure into 2 main categories are system 1 and system 2. I think this book is quite interesting but too technical for the beginner of psychology-lover so personally, I think reader need to be very patient with his book in order to understand all of his concept in this. Anyway, this post is just my humble effort to explain a small part of this book, I tried to interpret his concept in my own way to make it less complicated so I hope you guys will appreciate it. Now, Let’s get started.

img_0

Sơ lược về 2 hệ thống tư duy

–      Hệ thống 1: Hay còn gọi với cái tên “Hệ thống tư duy nhanh”, nơi đại diện cho những quyết định nhanh chóng với rất ít sự cố gắng và nỗ lực. Hầu như rất bản năng và tự động trong thói quen suy nghĩ hàng ngày
–      Hệ thống 2: Hay còn gọi với cái tên “Hệ thống tư duy chậm”, nơi đại diện cho những suy nghĩ có nỗ lực và sự tính toán trong chủ thể. Cơ chế hoạt động của Hệ thống 2 thiên nhiều về sự lựa chọn và tập trung của chủ thể.
Ví dụ như một tình huống bạn đi vội và va phải tấm kính trong suốt to đùng trước mặt. Việc bạn nhìn nhận thoáng qua trước mắt như không có gì đó là kết quả của Hệ thống 1. Sau đó bình tĩnh sau cú choáng để nhận ra đó là tấm kính chứ không phải có ma tông phải, đó là kết quả của sự nhìn nhận kĩ càng đến từ Hệ thống 2.

Lý do tại sao ta có cảm giác mệt mỏi trong suy nghĩ

Luật tối thiểu hóa:
–      Bộ não rất biết tính toán, chúng luôn tìm những con đường dễ dàng, ngắn nhất và ít tốn công sức nhất (đặc biệt là với các công việc xảy ra thường xuyên hoặc đã làm với số lần lớn).
Đây cũng là một công thức tâm lý thúc đẩy sự phát triển và thay đổi của não bộ. Với những công việc thành thục hoặc đã biết làm, chủ thể luôn có xu hướng tìm cách tốt hơn để giải quyết nó để lần sau tốn ít công sức nhất có thể.
Luôn có một câu trả lời “bản năng” trong đầu của bạn:
–      Với những câu hỏi không đến mức xa lạ mọi mặt, luôn có một câu trả lời nho nhỏ bên trong bộ não của bạn dù cho bạn mới chỉ đọc câu hỏi một lần.
Ví dụ: Khi ta được hỏi về nhận xét một video ca nhạc viral, hầu hết ta đều nghĩ đến một giai điệu bắt tai hoặc một giọng hát say mê.
–      Đó là những gì hệ thống 1 đã và đang làm trong bộ não của bạn, tìm và tra cứu những thứ liên quan đến câu hỏi từ trong não  và đem đến nhận thức của bạn ngay lập tức.
Hệ thống 2 là một thứ gì đó rất tốn năng lượng và lười biếng:
Không phải tự nhiên Hệ thống tư duy chậm lại là nơi của những nhận định và suy nghĩ có sự tính toán nỗ lực hơn hệ thống tư duy nhanh. Chúng rất cần năng lượng để hoạt động.
–      Nếu thiếu đi sự nỗ lực trong suy nghĩ cũng như năng lượng cung cấp vào cho hoạt động tư duy. Rất có thể hệ thống 2 sẽ “đình công” sớm thôi
–      Kết hợp với ý tưởng số 2 và ý số 1, ta nhận ra những gì sau đó chỉ còn là những điều thiên về bản năng, một chủ thể chỉ muốn đưa ra một câu trả lời nhanh gọn cho đỡ mệt và một câu trả lời sẵn có được đưa ra từ 1 hệ thống vừa nhanh vừa chưa có sự kiểm duyệt lại đến từ hệ thống 2.
Điều này đã giải thích cho lý do tại sao ta luôn có sự mệt mỏi trong suy nghĩ nếu ta không nỗ lực và còn đang ở tình trạng kiệt quệ năng lượng sau hoạt động làm việc dài ngày ít nghỉ ngơi.
Phát hiện này dẫn đến một nghiên cứu được Daniel Kahneman đưa ra trong cuốn sách. Ông kết luận tại một nơi duyệt các hồ sơ ân xá của tội phạm, các thẩm phán có chung một sơ đồ tỷ lệ quyết định ân xá hay không khi mà tỷ lệ của họ tăng đột biến tại các thời điểm trước mỗi giờ ăn trưa, điều này chứng tỏ con người có sự mệt mỏi trong suy nghĩ và nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của chúng ta.

Nhận thức lỏng và căng

–      Nhận thức lỏng là khi bạn rơi vào trạng thái của sự thoải mái trong suy nghĩ, bạn ít quan tâm đến việc tính toán các ngữ cảnh xung quanh hay chỉ dễ hiểu hơn là ít đề phòng với nó.
VÍ dụ như bạn có một nhận thức thoải mái và dễ chịu với việc gặp lại bài toán của ngày hôm trước, bạn nhẹ nhàng làm qua mà ít có sự nghi ngờ từ đề bài hay yêu cầu.
–      Ngược lại thì nhận thức căng là nơi bạn dành nhiều sự tập trung và tính toán vào một vấn đề mà bạn có sự thiếu thân thuộc hay có linh cảm điều gì khác lạ so với thông thường.
Ví dụ như bạn sẽ bắt đầu cau mày và đọc kĩ từng chữ với một bài văn ngắn viết vừa nhỏ vừa mờ hơn bình thường một chút và khả năng cao là bạn có thể nắm bắt cả dấu chấm, phẩy câu của bài văn ngắn đó dễ hơn việc đọc nhanh như nhận thức lỏng.
Vậy cái nào là tốt?
Tôi nghĩ không phải cái nào là xấu hay tốt mà ta sử dụng nó như thế nào và kích hoạt nó đúng cách để tạo ra giá trị tích cực. Nó làm tôi nhớ đến suy nghĩ phân tán và suy nghĩ tập trung tôi đã đọc được của Barbara Okley trong cuốn Learning How to Learn.
Bạn sử dụng một suy nghĩ thoáng để đưa ra những điều sáng tạo và mới lạ mà trước đó bạn không có nếu cứ chăm chăm đi theo một hướng mà không chịu phân tán suy nghĩ . Ngược lại, một nhận thức căng giúp cho bạn làm việc chính xác, lý trí và tránh được các điểm bất thường và khó lường của công việc.
Cách kích hoạt tính cách và cảm hứng từ hiệu ứng mồi:
Một ý tưởng hay ho được Daniel Kahneman đưa ra trong cuốn sách chính là Hiệu ứng mồi:
–      Hiệu ứng mồi chính là khởi nguồn của một số hành động liên quan phía sau:
VD: Ông cho 2 nhóm đối tượng bình phẩm một bức tranh vui tươi bằng việc 1 nhóm sẽ ngậm đuôi bút chì và làm cho hàm của họ có xu hướng như cười lên và một nhóm không làm gì. Kết quả cho thấy nhóm ngậm bút chì có được những đánh giá đa màu sắc và cảm xúc hơn những người bên kia.
Kết luận này có lẽ chưa đúng với ta trong quá trình hoạt động ngắn nhưng quy mô hoặc thời gian làm việc đủ lâu, tác dụng của hiệu ứng mồi mới thật sự là rõ ràng.
–      Hiệu ứng mồi sẽ là chất xúc tác tốt cho việc mở khóa nhận thức lỏng:
Nếu một vấn đề được mồi vào một số ý tưởng nhỏ nhỏ sẽ dần dần kích thích bộ não rằng nó đang trong một lĩnh vực có chút quen thuộc từ đó đẩy mạnh sự sáng tạo hơn là sự suy xét
VD: Bạn được yêu đầu điền vào chỗ trống S__p bạn sẽ khá bối rối vì trong đầu có khá nhiều đáp án như SOUP hay SOAP. Tuy nhiên nếu được moogi thêm vào từ EAT, bạn sẽ thoải mái và nhanh chóng giải ra từ SOUP.

Đưa ra một quyết định công tâm:

Định kiến và hiệu ứng hào quang:
–      Việc bạn yêu thích hoặc ghét bỏ nhiều thứ của một người dù cho đó là những gì bạn chưa quan sát chính là “Hiệu ứng hào quang”
VD: Khi một ca sĩ nổi tiếng và hát hay, khả năng cao ta thường có xu hướng gắn cho họ thêm một số đặc điểm như giao tiếp trước đám đông tốt, tư duy hiện đại…
–      Việc bạn cho ra những điều phần nhiều phụ thuộc vào những sự việc trước đó là dấu hiệu của một định kiến:
VD: Bạn A (Thông minh-Xấu tính) Bạn B (Xấu tính- Thông minh)
Khả năng cao bạn sẽ có thiện cảm với A hơn B vì A được liệt kê tính tốt trước tính xấu, vậy nên ta sẽ thấy dễ chịu hơn một người được mở đầu bằng một tính xấu.
Lỗi biện luận và cách để xử lý một thông tin công tâm nhất
–      Hiệu ứng hào quang và định kiến trong suy nghĩ chính là hệ quả của một nhận định thiếu đi sự tính toán và suy xét. Những kết luận chỉ dừng lại ở những gì bạn thấy trước mắt (Trong cuốn sách Daniel đã dùng cụm WYSIATI (What You See Is All There Is)).
–      Việc đánh giá dựa nhiều trên trực giác và cảm xúc cá nhân (hay có thể nói là hệ thống 1) chính là dấu hiệu cho các lỗi biện luận như Ngụy biện và công kích cá nhân.
–      Để tránh được các lỗi lập luận, việc hạn chế ảnh hưởng của các hiệu ứng tâm lý như định kiến và hiệu ứng hào quang là rất quan trọng. Ngoài ra việc lựa chọn tiếp thu những thông tin đa chiều thay vì một chiều, luôn đặt nghi vấn trước nhưng câu trả lời đang hiện hữu trong đầu để có thể nhìn được thêm nhiều mặt của vấn đề.

Cách trả lời một câu hỏi và sự suy nghiệm:

Cách trả lời một câu hỏi khó:
–      Bộ não chúng ta thường ít khi rơi vào trạng thái đóng băng suy nghĩ (là khi ta không biết nên suy nghĩ theo hướng nào mà đứng yên hoàn toàn một chỗ). Vậy nên khi gặp một câu hỏi khó, bộ não ta có thể chia hoặc biến đổi câu hỏi thành một câu hỏi dễ trả lời hơn, mở đường cho sự sáng tạo của Hệ thống 1 hoạt động.
VD: Câu hỏi gốc (Câu hỏi mục tiêu): Một ứng cử viên sắp tới của vị trí tổng thống liệu có đủ khả năng thắng cử không?
     Câu hỏi được thay đổi (Câu hỏi suy nghiệm): Ứng cử viên này có kĩ năng gì để có thể qua các vòng tiếp theo không?
Sự suy nghiệm:
–      Hệ thống này cho chúng ta khả năng bóc tách những câu hỏi khó thành những phần dễ trả lời hơn tuy nhiên nó có một số ảnh hưởng nhất định. Một trong số đó là hiện tượng để kết luận lấn át đi lập luận
–      Trong một nghiên cứu, khi hỏi nhóm đối tượng 2 câu hỏi:
o   Bạn hẹn hò bao lần trong tháng vừa qua
o   Dạo gần đây bạn có thấy hạnh phúc không
–      Ông nhận ra rằng những lần hẹn hò trong tháng và câu trả lời về sự hạnh phúc ở dưới có sự tương quan rất lớn và dễ nhận ra. Ông lý giải vì câu hỏi số 2 là một câu cần nhiều thời gian suy nghiệm, tuy nhiên ở câu hỏi số 1, rất rõ ràng và dễ trả lời. Ngoài ra câu hỏi 1 cũng đủ để quyết định cảm xúc nhất thời của họ, vậy nên việc kết quả câu hỏi trước ảnh hướng đến lập luận và kết luận của câu hỏi sau chính là ảnh hưởng của sự suy nghiệm.

Tổng kết chương I:

–      Sau 160 trang sách đã đọc, cuốn sách này có đầy đủ những gì cần từ một cuốn sách tâm lý học. Ý tưởng, Nghiên cứu, khảo sát và kết luận. Mọi thứ đều được Daniel Kahneman đưa ra rất logic để giải thích các hiện tượng tâm lý khó hiểu bằng các ví dụ và hành vi.

img_1

Những đúc kết cảu
Tổng kết chương của Daniel Kahneman

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lê Công Thành