American Civil War

Regarded as one of the most influential events in U.S. history, the American Civil War spurred numerous ideological and political reforms, as well as financial policy changes. The United States became a pioneering nation in the abolition of slavery, a system that had persisted in various parts of the world. But what led to this series of events? What forces caused such a division within America? Or were there hidden powers behind these battles, pulling the strings? Let’s explore these questions together.

Note: This article might resemble a school history paper, as I created it to pass my history class, so the structure may seem a bit different. Additionally, my friend and I have set up a small website to present some important information about the war, so feel free to check it out and support us!

https://americancivilwar.framer.website/

Bối cảnh nước Mỹ trước thềm xung đột

Mặt xã hội và chính trị

Nước Mỹ dù đã độc lập qua vài chục năm nhưng vẫn giữ chế độ nô lệ và lao động cưỡng bức từ thời còn là thuộc địa của Anh, tạo ra sự cản trở trong việc phát triển công nghiệp và gây nhiều ra nhiều cuộc đấu tranh bãi nô.

Mặt kinh tế, tài chính

Sau nhiều giai đoạn trừng phạt tài chính vào nước Mỹ vì sự đóng cửa của Ngân Hàng Trung Ương lần thứ 2 nhưng nền kinh tế tài chính vẫn ổn định thay vì suy thoái.
Tư sản ở Châu Âu với mạng lưới kết nối trong làm ăn và quan hệ ở thị trường Hoa Kỳ tìm cách đánh vào sự bất hòa giữa 2 miền về chế độ nô lệ bằng việc tung tin phóng đại, sai sự thật và kích động 2 bên. Đây là động thái chia cắt nước Mỹ để nước Mỹ tìm đến sự phụ thuộc vào Châu Âu để giải quyết xung đột.

Sự rạn nứt liên kết giữa hai nửa đất nước

Sự hình thành 2 quan điểm đối lập của miền Bắc và Nam của Hoa Kỳ

Đến giữa thế kỷ 19 là lúc nước Mỹ có sự phân hóa rõ ràng trong cơ cấu kinh tế cũng như sự phân hóa chế độ sử dụng nô lệ:
Miền Bắc nước Mỹ đi theo mô hình công nghiệp hóa và sản xuất, vận hành theo chế độ tư bản chủ nghĩa với nhân lực là các công nhân tự do.
Miền Nam chọn mô hình đồn điền dựa trên sự bóc lột hàng triệu người nô lệ da màu châu Phi hàng năm để sản xuất nông nghiệp.

Dẫu cho sự lạc hậu, tàn bạo và phức tạp của vấn đề chiếm hữu nô lệ là rõ ràng tuy nhiên chính phủ Hoa Kỳ khó lòng can thiệp trực tiếp hay quá mạnh mẽ vào vấn đề này khi 13/26 bang của nước Mỹ đang đi theo chủ trương kinh tế tư bản, 13 bang còn lại theo chế độ nô lệ khiến bất kỳ động thái gây mất cân bằng nào cũng đều sẽ đánh vào lợi ích của những chủ nô của cả 13 bang miền Nam và sẽ xé đôi đất nước bất cứ khi nào.

Nền công nghiệp sản xuất của Mỹ (khi này vẫn chỉ có miền Bắc là chủ yếu) đang đứng thứ 4 thế giới và nuôi tham vọng vươn lên dẫn đầu so với các quốc gia Châu Âu.
Mong muốn thống nhất và đồng bộ nền cơ cấu kinh tế tư bản trên toàn Hoa Kỳ đến từ miền Bắc đồng thời mở nhiều cuộc đấu tranh bãi nô.
Miền Nam ngăn chặn để bảo vệ chế độ nô lệ của mình bằng cách nhập khẩu thay vì sử dụng hàng hóa nội địa và ngăn chặn các sản phẩm từ miền Bắc vào đây. Đồng thời, “thị trường” mua bán nô lệ nóng hơn bao giờ hết ở miền Nam vì động lực mở rộng đồn điền và sản xuất làm các giới chủ nô phải tìm thêm nhân lực.

→ Mối quan hệ và xung đột giữa 2 miền dần xấu đi.

Quá trình tách biệt và khơi mào cuộc nội chiến

Năm 1854, các nhà hoạt động chính trị miền Bắc thành lập đảng Cộng hòa và sớm được ủng hộ bởi giai cấp tư sản nơi đây nhằm triển khai chế độ bãi nô và là đối trọng với đảng Dân Chủ ủng hộ chế độ nô lệ.
Từ tháng 12 năm 1860 đến tháng 2 năm 1861 ( 20/12/1860 – 04/02/1861), sau sự đắc cử của tổng thống Abraham Lincoln (người luôn phản đối chế độ nô lệ), 7 tiểu bang của miền Nam với sự khơi mào từ bang South Carolina tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thành lập liên minh chính phủ Miền Nam (sau đó là các tiểu bang Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana và Texas) dưới sự lãnh đạo của Jefferson Davis.

Trận Fort Sumter
Trận Fort Sumter

Giữa tháng 4 năm 1861, sau khi thu giữ nhiều tài sản liên bang trên lãnh thổ của các ban ly khai về phía miền Nam, quân đội Liên Minh đánh chiếm pháo đài Fort Sumter, chính thức khơi mào cuộc nội chiến.

Diễn biến chiến sự vũ trang

Giai đoạn thắng thế của Liên Minh Miền Nam

Sau trận chiến tại Fort Sumter, Lincoln chiêu mộ hơn 75.000 binh sĩ tình nguyện phục vụ cho chiến sự, điều này khiến cho 4 bang theo chủ nghĩa nô lệ của Mỹ ly khai (Virginia,Tennessee, North Carolina và Arkansas)
21/07/1861, Trận chiến Bull Run lần thứ nhất nổ ra tại bang Virginia là trận đánh đầu tiên trong cuộc nội chiến và phần thất thế dành cho quần miền Bắc, sau đó là hàng loạt sự chủ động trong việc đánh, phá tan các kế hoạch đánh vào Miền Nam của Lincoln.

Trận chiến trên sông Bull Run lần thứ I
Trận chiến trên sông Bull Run lần thứ I

28-30/08/1862, Trận chiến tại sông Bull Run diễn ra lần thứ 2 đánh dấu thời điểm quân miền Bắc khó khăn nhất trong tình hình chiến sự, gây sức ép vào Lincoln phải thay đổi mục đích và bản chất cuộc nội chiến đồng thời tạo điều kiện cho quân miền Nam của tướng Robert E. Lee chỉ huy có thêm điều kiện tiến công xa hơn.

Giai đoạn giành lại thế trận của phe Liên Bang Miền Bắc

14/09/1862, quân miền Nam với sự chỉ huy của tướng Lee ý định tiến công đánh vào Washington D.C. đã bị đánh chặn tại rạch Antietam. Phần thắng không dành cho ai, 23.000 binh sĩ thiệt mạng trong 1 ngày nhưng quân miền Bắc đã đánh đuổi thành công được quân miền Nam.

Trận trên rạch Antietam - Trận chiến mang tính bước ngoặt của phe miền Bắc

Trận trên rạch Antietam – Trận chiến mang tính bước ngoặt của phe miền Bắc

01/01/1863, Tổng Thống Abraham Lincoln chính thức ban hành tuyên ngôn giải phóng nô lệ, xoay chuyển cuộc chiến thành chiến tranh giải phóng nô lệ thay vì là chiến tranh thống nhất đất nước trước đó.
→ Sau văn kiện này, không một quốc gia Châu Âu nào dám trực tiếp tham gia vào cuộc nội chiến nữa.
→ Văn kiện cũng ảnh hưởng tích cực đến bộ mặt của quân đội miền Bắc, khiến nhiều người nhập ngũ tham gia chiến sự này để giải phóng nô lệ da màu.
01/07/1863, trận đánh tại thị trấn Gettysburg, bang Pennsylvania nổ ra

Trận đánh tại Gettysburg - thời điểm đánh dấu lợi thế xoay chiều về quân miền Bắc

Trận đánh tại Gettysburg – thời điểm đánh dấu lợi thế xoay chiều về quân miền Bắc

→ Trận đánh lớn nhất, nhiều thương vong nhất nhưng cũng là quan trọng nhất đối với cả 2 bên nếu giành được phần thắng.
→ Chiến thắng của miền Bắc tại trận đánh này dẹp tan nhiều ý định xâm lược khác của miền Nam, đánh dấu sự xoay chuyển về mặt chiến sự và lợi thế.
04/07/1863, Cuộc giành giật sông Mississippi đến hồi kết sau nhiều tháng bằng chiến thắng tại Đồn Vicksburg
→ Sự kiểm soát sông Mississippi của miền Bắc khiến miền Nam bị chia đôi và không thể tiếp viện cho nhau
05/1864, Tướng Grant dẫn quân từ Washington tiến đến Richmond vừa để đẩy lùi quân đội miền Nam phải co về thủ đô. Đồng thời, tiến đánh từ phía Tây Nam lên thành phố Petersburg cách đó không xa tạo thành thế gọng kìm vây hãm quân miền Nam, cắt đứt tiếp viện đến Richmond.
09/1864, Quân miền Bắc với sự dẫn dắt của tướng Sherman đã đánh chiếm thành công Atlanta
→ Tiếp tục nuôi hy vọng của miền Bắc về một chiến thắng, đồng thời giúp Lincoln đắc cử tổng thống lần thứ 2.
31/01/1865, thông qua tu chính án thứ 13 của hiến pháp Hoa Kỳ Lincoln chính thức tuyên bố bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Mỹ.

Tòa án Appomattox - nơi đánh dấu sự đầu hàng của quân đội miền Nam

Tòa án Appomattox – nơi đánh dấu sự đầu hàng của quân đội miền Nam
09/04/1865, tổng chỉ Huy quân đội miền Nam đầu hàng tại Appomattox. Chấm dứt hoàn toàn cuộc nội chiến Hoa Kỳ.

Sự can thiệp từ bên ngoài và các yếu tố kinh tế tài chính

Bên cạnh những chi tiết về các cuộc chiến vũ trang và các tài thao lược của những chỉ huy 2 bên, cuộc nội chiến Mỹ được các tư sản Châu Âu góp phần giật dây, kích động nhằm lấy lại quyền kiểm soát kinh tế và tài chính sau khi nước Mỹ kiệt quê bằng việc triệt hạ lẫn nhau.
Sự can thiệp của của tư sản Châu Âu-đặc biệt là gia tộc Rothschild vào việc trợ cấp tài chính và nhân lực cho quân đội miền Nam nhằm đưa kết quả về thế thắng cho miền Nam đồng thời nhanh chóng khơi thông con đường giao thương bông và các sản phẩm khác đến nước Anh-Một sản phẩm cốt yếu của nền công nghiệp Châu Âu khi đó bị phe Liên Bang miền Bắc đánh chặn phần bờ biển của Liên Minh Miền Nam.

Miền Bắc cũng có sự ủng hộ và hỗ trợ Abraham Lincoln đến từ Sa Hoàng Alexander Đệ Nhị từ Nga vì nhiều sự tương đồng đến từ nước Nga và nước Mỹ, giữa Lincoln và Sa Hoàng từ việc bị các tư sản châu Âu kiểm soát tài chính và kinh tế đến việc nước Nga tuyên bố giải phóng nông nô trước khi nội chiến Mỹ nổ ra.
Trong chiến sự của Miền Bắc, Abraham Lincoln phải tạo ra loại tiền tệ mới – Tiền xanh Lincoln để sử dụng trong cuộc nội chiến và vận hành nền kinh tế khi đó đã bị phía tư sản Châu Âu thu hồi, đóng băng nhiều loại kim loại quý như vàng và bạc trong hệ thống tài chính.
→ Đóng vai trò vận hành các hoạt động trao đổi, mua bán hay lương cho các binh lính giúp nền kinh tế và quân sự của miền Bắc tăng trưởng tốt hơn miền Nam khi đó.

Sự ra đi của Abraham Lincoln

10/04/1865, cuộc liên hoan lớn ăn mừng chiến thắng của quân đội miền Bắc tại thủ đô Washington D.C.
14/04/1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát bởi một diễn viên John Wilkes Booth-một người ủng hộ rất lớn của chế độ nô lệ.

img_0

Sáng 15/04/1865, Tổng Thống Abraham Lincoln qua đời trong sự thương tiếc cực lớn của toàn thể nước Mỹ trong 3 tuần quốc tang sau đó.
Ông được an táng tại nghĩa trang mang tên chính mình tại nghĩa trang Oak Ridge.

Động cơ

Trên góc độ chính trị, đây là đòn trả đũa của chủ nghĩa nô lệ còn tồn đọng trong xã hội Mỹ những ngày đầu giải phóng và việc làm của Wilkes Booth như lời đáp trả của những người chủ nô cực đoan gửi đến Hoa Kỳ.

Trên góc độ tài chính và kinh tế quốc gia, nhận thấy sự hiệu quả của chính sách tiền tệ của đồng tiền xanh Lincoln (Lincoln đã góp phần giúp nước Mỹ tiết kiệm được 4 tỷ đô lợi nhuận từ chỉ 450 triệu đô la tiền xanh phát hành).

Việc Lincoln tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ cũng như xóa nợ của Liên Minh Miền Nam đã khiến các lãnh đạo của Ngân Hàng Thế Giới chao đảo không thể ngồi yên
→ Các tư sản châu âu vốn không thích điều này tiếp diễn dài vì nó chống lại mục đích kiểm soát tiền tệ của giới tài phiệt tại Hoa Kỳ vậy nên họ đã huy động các cá nhân giận dữ trong xã hội Mỹ trong những ngày đầu độc lập nhằm tạo ra vụ ám sát.
Sau vụ việc trên, đồng tiền tự do và hiệu quả nhất nước Mỹ khi đó đã bị giới hạn trần phát hành chỉ còn 400 triệu đô và cuộc chiến khống chế nền tài chính nước Mỹ vẫn nằm trong tay các giới tài phiệt.

Sự ảnh hưởng của cuộc nội chiến

Cuộc nội chiến đã tác động kép đến mặt kinh tế và xã hội của Hoa Kỳ. Một mặt làm tiền đề cho việc đồng bộ hóa nền kinh tế tư bản quốc gia, đưa nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ sau, mặt còn lại giải quyết được vấn đề tồn đọng của xã hội và giới chính trị Mỹ từ thời thuộc địa về việc sử dụng nô lệ cho sản xuất.
Hoa Kỳ trở thành biểu tượng lớn nhất trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ từ độ khốc liệt của cuộc đấu tranh đến hiệu quả nó mang lại.
Cuộc nội chiến cũng đã bộc lộ được sự lãnh đạo tài ba của giới chức cầm quyền ở Hoa Kỳ trên khía cạnh kinh tế qua việc phát hành thành công tiền xanh Lincoln trong 4 năm nội chiến và vẫn còn ảnh hưởng trong nhiều năm sau đó.

Tài liệu tham khảo

  • Link 1: https://www.history.com/topics/american-civil-war/american-civil-war-history
  • Sách Chiến tranh tiền tệ Phần I (Song Hongbing) trang 83→95

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lê Công Thành