After watching The secret life of Walter Mitty with many “western comedy situations” I figured out a deep point of this film coming from the main character – Comfort zone. Yes! Although this film was incredible funny but the daily life of Walter Mitty working in a newspaper editorial office as a boring white-collar worker reminded me to the present of my life, a person that do not have any strong interest (to be more precise is that I do not dare to pursue strongly. Another point in the second half of the film, I saw a success of Mitty when he was forced to travel from the Greenland to the Himalayas just for a man who will save his current job but after saw the man on the mountainside and witnessed the spectacular scene of this place, he realized the meaning of the life not just on the office’s table. He came back the office and quitted that job, and especially confessed to his “crush”. So, I want to use this occasion to discuss about the biggest topic of my development every since them – Comfort zone.
Vùng an toàn-thứ khiến cuộc sống của bạn trở nên thật nhàm chán (hoặc không)
Tại sao việc bước ra khỏi đó lại khó khăn vậy?
- Không biết ngoài kia có gì: Bên ngoài vùng an toàn là những thứ mà ta còn thấy mơ hồ, không hiểu rõ, làm ta hoang mang và không muốn làm.
- Những rủi ro mang lại: Thứ gì không biết thì khi làm không thể tránh khỏi thất bại, đối với một số người, việc thất bại là điều gì đấy rất kinh khủng và không thể chấp nhận, vậy nên họ quyết định bỏ qua. Giống như việc bạn mới học bơi, bơi không được vậy nên tỉ lệ bạn sặc nước một vài lần vì bơi lỗi là điều gần như sẽ có, ai không chấp nhận thì khỏi học, ai chấp nhận thì sẽ tiếp tục học.
- Sự bảo thủ và an phận với những gì mình đang có: Một số người có tư duy hạn hẹp, nghĩ rằng mình tìm hiểu đến nhiêu đấy là đã đủ, không chấp nhận việc tốn thêm thời gian đào sâu hay mở rộng sang những thứ mới. Ví dụ như việc bạn đi xe máy đã chục năm qua, nắng thì đội nón, mưa thì mặc áo mưa, người khác kêu bạn nên bỏ chuyển qua học lái ô tô để biết cách đi ô tô sau này có khi lại mua thì sao; nhưng bạn lại từ chối vì đã đi xe máy chục năm qua rồi có cái gì đâu. Đi ô tô thì lình kình, phức tạp, đã thế còn nguy hiểm hơn nữa chứ. Thế là bạn bỏ qua cơ hội để có thể lái ô tô.
Cách để bước khỏi vùng an toàn:
Cải thiện Mindset:
Quản lý, kiểm soát được rủi ro mang lại:
- Ngồi xuống suy nghĩ về bức tranh toàn cảnh: Việc trang bị một góc nhìn rộng và xa trước khi bắt đầu một công việc khiến chúng ta hạn chế sự lo lắng và sợ hãi trước so với việc lao đầu về phía trước như một con thiêu thân. Hãy ngồi xuống và nhìn xem những điều cơ bản của cuộc chơi mới có những gì.
- Cân nhắc về những rủi ro: Nếu ta không dám chơi vì sợ rủi ro, hãy nghĩ và tính toán đến nó. Nếu ta sợ đi bơi bị đuối nước, hãy thuê huấn luyện viên để tập cho an toàn. Nếu muốn lái ô tô, hãy đi học để hạn chế các tai nạn tối thiểu nhất. Khi đã cân nhắc, tính toán và có thể là triệt tiêu được các rủi ro, chúng ta có thể nghĩ đến những gì nó mang lại liệu có xứng đáng với những rủi ro có thể chịu hay có thể đề phòng không. Nếu có thì tiếp tục, nếu không thì có thể bỏ đi một cách khôn ngoan.
Trang bị những thứ cần thiết khi bước vào một cuộc chơi:
- Tìm hiểu “luật chơi”: Muốn chơi thì phải hiểu luật, vậy nên tiếp tục trau dồi kiến thức để có thể hiểu rõ những ràng buộc trong lĩnh vực mà mình cần nắm. Muốn chơi đá bóng thì phải biết luật đá bóng, muốn đi ô tô phải biết luật giao thông hay muốn đầu tư thì phải biết luật lên-xuống của thị trường. Càng tìm hiểu kĩ, ta càng tự tin vào những gì mình đang làm.
- Tích góp những chiến thắng “nhỏ”: Bước vào một lĩnh vực mới, ta có thể sẽ dễ nản. Tôi nghĩ “liều thuốc” giải quyết tốt nhất cho điều này chính là những chiến thắng nhỏ trong quá trình ta học hỏi và làm việc. Khi ta mới học bơi, cảm giác sung sướng nhất là những lần đầu, lần đầu nổi được, lần đầu bơi liên tục được 5 mét, 10 mét,….. chính những “ghi nhận” đó là dấu hiệu của việc ta đang đi lên và cũng là liều thuốc kích thích sự hứng thú một cách lành mạnh, khiến ta vui vẻ trong quá trình phát triển của chính mình.
Lời kết: Vùng an toàn chỉ là khái niệm về suy nghĩ và tâm lý con người, nó được đặt ra nhằm mục đích phân loại những gì ta biết rõ và những gì ta còn mơ hồ. Đừng vì thứ gọi là “vùng an toàn” khiến bản thân mình bị chững lại vì cho rằng đó là giới hạn của bản thân, sự sáng tạo là vô hạn vậy nên việc từng bước đi ra khỏi đó, rèn luyện và mở rộng “vùng an toàn”, làm vậy nhiều lần sẽ khiến bản thân càng ngày càng tự tin vào nhiều lĩnh vực hơn, phát triển mạnh mẽ hơn và có được nhiều “chiến thắng” hơn.