Highschool for the Gifted

Maybe we do not feel strange with this topic anymore in Viet Nam, numerous discussion and arguments about whether the existence of high school for gifted makes negative impacts for students who are trying to trade-off their health in order to prepare the exam of entrance to this type of school. I am not here to explain or excuse the criticism to high school for the gifted, I am here to raise my point of view about some norms that people may think about schools or students in these places. After just a year studying here, maybe I can give you guys short answer is that I do not face most of “negative sides” (or maybe i was incredibly lucky but I don’t think so). I also got some norms from my relatives, my friends or my parents about what do they think about how high school for the gifted negative is. So maybe we should begin my journey now.

Ngôi trường của những sự lựa chọn:

Có một điều mà người bên ngoài (và có khi là cả học sinh bên trong) trường chuyên luôn nghĩ rằng học sinh trong đây sẽ có nhiều lựa chọn nhưng chỉ gói gọn trong các môn như chọn chuyên toán hay chuyên lý, chọn chuyên ngoại ngữ hay chuyên văn. Tuy nhiên những gì một học sinh trường chuyên có thể tận dụng trong này nhiều hơn thế. Chẳng cần phải đến thời điểm học xong 12 năm phổ thông và bắt đầu chọn ngành nghề để học, việc được học trong trường chuyên mang đến cảm giác từ sớm về việc “Bạn có thể là bất cứ ai” và đó tôi nghĩ là điều giá trị nhất của một môi trường chuyên lành mạnh-sự chọn lựa đa dạng.
Nền tảng của sự lựa chọn đa dạng này là nhờ đội ngũ giáo viên đủ tốt trong công việc của chính họ . Trong năm đầu tại môi trường của mình, tôi có cảm giác của việc học các môn cơ bản và nền tảng trở nên thoải mái và bớt nặng nề hơn, không những dễ hiểu mà còn có thêm cơ hội bàn luận, tranh biện và mở rộng những thứ dành cho những con người ham học; điều này dẫn đến việc tôi không còn phải lo về cái học bạ và điểm trung bình, không còn lo việc phải đi học thêm giờ những môn mình không thích mà chỉ học để ráng qua môn, đi học trong một trạng thái thoải mái và hoàn thành tốt được các nhiệm vụ của các tiết học trên trường (Học sinh hiểu tốt được bài và hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá). Tất nhiên cuộc sống cũng không thật sự màu hồng như vậy, có những lúc gặp những giáo viên dạy chưa triệt để lắm bài học nhưng với khả năng tự học và nhiều bạn bè giỏi nhiều môn, là 2 chiếc phao cứu sinh hiệu quả và nhanh gọn để có thể hoàn thành việc học cơ bản trên trường.
Khi những viên chì về điểm số và học thêm của học sinh được gỡ bỏ, là lúc họ có thêm thời gian để làm những điều mà ta cho là cần thiết với bản thân mình. Thay vì đi học thêm để không rớt kiểm tra trên lớp, chúng tôi có thể tham gia các khóa học chứng chỉ ngoại ngữ để du học hoặc là các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện để tìm thấy nhiều sự thú vị trong cuộc sống hay những câu lạc bộ kĩ năng mới như tranh biện, mô phỏng Liên Hợp Quốc, chụp ảnh… tùy theo sở thích và nhu cầu của từng học sinh, sự đa dạng của các câu lạc bộ qua nhiều năm bổ sung và phát triển gần như đáp ứng đủ cho các kĩ năng mà bất kì học sinh nào cần (Hoặc nếu chưa có thì bạn cũng có thể tự lập, chiêu mộ thành viên và điều hành).

Những điều “tiêu cực” của trường chuyên:

Tất nhiên điều gì cũng có bất cập riêng và thậm chị ở trường chuyên, các bất cập nó còn nhiều ngang cả những điều tích cực nó mang lại. Tôi sẽ không bàn đến các việc mang tầm rộng như việc ngân sách phân chia không đều tại các trường chuyên-không chuyên, hay việc phụ huynh chạy điểm hồ sơ cho các bạn nào đó để có thể ngồi vào ghế trường chuyên,… Những vấn đề này tuy cũ nhưng tôi vẫn làm vì đây sẽ đi kèm với những kinh nghiệm sau 1 năm tôi đã giải quyết “khá” gọn gàng với những vấn đề ấy.

Áp lực đồng trang lứa và áp lực gia đình:

Một câu chuyện muôn thuở về trường chuyên lớp chọn. Nhắc đến trường chuyên là chắc chắn những câu chuyện về những học sinh áp lực với những người cùng tuổi hoặc cùng mục tiêu đã làm được nhiều việc, còn mình thì chưa có gì cả hay những áp lực về kì vọng gia đình về việc ta phải học thật giỏi để xứng đáng với công bỏ ra của bố mẹ. Những thứ này vốn tích cực khi là động lực đi lên ở một “liều lượng” vừa đủ nhưng khi mọi sự ganh đua và kì vọng được đẩy lên rất cao, việc cảm thấy ngột ngạt với thứ áp lực này dần trở nên độc hại và rất khó kiểm soát.

Áp lực từ chương trình học nặng nề và chuyên sâu:

Trường chuyên đương nhiên sẽ có vài điều khác biệt trong giáo trình và cách giảng dạy, đặc biệt là những ai có tham gia các lớp chuyên môn của trường thì các giáo trình được soạn và dạy nhằm đào tạo ra cá nhân xuất sắc trong môn đó vậy nên không tránh khỏi sự quá tải của việc học chuyên sâu.

Bạn bè “thượng đẳng” toàn là “mọt sách”:

Trong một môi trường thì không tránh khỏi nhiều thành phần tốt đẹp và toxic trộn lẫn với nhau, có những người dù thông minh vẫn giữ được nét hiền hòa và chơi rất tốt với đủ thể loại người từ người yêu tri thức đến yêu thể thao… nhưng cạnh đó vẫn có những thành phần tương đối “thượng đẳng” khi có tính cách toxic chỉ thích nói chuyện tri thức, tỏ vẻ ta đây.

Giải quyết thế nào nhỉ?

Cải thiện Mindset:

Nguyên nhân chủ yếu của peer pressure ở mức độ tiêu cực theo tôi nó đến từ sự thiếu đi khả năng kiểm soát được suy nghĩ của bản thân. Ta có thể biến áp lực đồng trang lứa lành mạnh bằng cách tạo ra một mindset tích cực về nó hơn. Có bạn bè giỏi không phải là để áp lực mà là để học hỏi, phát triển một tư duy Win-Win để có thể tạo ra các cuộc đối thoại, quyết định có lợi cho cả 2 bên và “học cách học hỏi” từ người khác thế nào để người khác có thiện cảm chia sẻ kiến thức với mình.

Tâm sự với gia đình về định hướng và mục tiêu của bản thân:

Việc sinh ra những áp lực gia đình không mong muốn là mục tiêu yêu thích của bản thân không được đồng nhất với kì vọng của gia đình. Cha mẹ muốn con học chuyên lý vì nghĩ con hợp với ngành nghiên cứu nhưng con lại thích làm về kinh tế tài chính; ngồi xuống bàn bạc và tìm ra lý do của những áp lực tiêu cực-chính là sự trái ngược trong những mong đợi. Nếu ta ngồi xuống chọn một mục tiêu chung, cha mẹ an tâm bỏ tiền đầu tư phát triển mảng đó cho con, con có hứng thú học tập với nó, tội gì mà không làm nhỉ?

Tâm sự với giáo viên về những khó khăn và mong muốn của mình:

Tin tôi đi, nếu bạn thấy khó khăn thì bạn không một mình đâu. Lớp chuyên môn là lớp học dành cho chỉ từ 20 đến 30 người nên tôi nghĩ giáo viên sẽ phải “chăm” lớp kỹ lưỡng hơn vậy nên nếu thấy khó khăn, bước ra tâm sự với giáo viên dạy về những khó khăn ấy, với một trách nhiệm của giáo viên, việc xem xét và điều chỉnh lại cách dạy, phù hợp với phần trung của lớp và tạo vừa đủ khoảng cách các bạn yếu hơn cố gắng bắt kịp.

Chúng ta có quyền lựa chọn bạn bè mà:

Gì chứ bạn bè là một cuộc sàng lọc, qua thời gian, ai hợp thì chơi, không hợp thì mình gặp nhau hạn chế để đỡ gây khó chịu cho nhau. Không phải cứ học sinh trường chuyên là thể loại “thượng đẳng”, thực ra những người giỏi thật sự sẽ không bao giờ làm thế và rằng việc của chúng ta là tìm ra họ, kết bạn và tạo ra một vòng tròn quan hệ lành mạnh hơn là cố gắng chơi với những kẻ thích làm chúng ta thấy khó chịu.

Cách tôi đã “Sống” ở trường chuyên:

Đây là phần mang nặng tính cá nhân, nơi bản thân sẽ tổng kết lại những gì bản thân đã được và mất trong năm đầu tiên của môi trường mới này. Nếu các bạn không hứng thú với con người tôi, cứ mạnh dạn bỏ qua, ngược lại thì mời bạn cùng tôi nhìn lại những gì tôi đã chọn và trải qua:

Mất: Lý do tôi viết điều tôi đã mất trước vì giai đoạn đầu của tôi chủ yếu là các mất mát khó nuốt trôi.
Đầu tiên là việc tôi phải rời xa gia đình để lên thành phố học tập và sinh sống toàn thời gian (6 ngày trong tuần), sống tự lập từ sớm cũng là một thử thách và đánh đổi tôi phải mất nhiều thứ (sức khỏe, thời gian biểu và nhịp sống trong thời gian đầu)
Thứ hai là một thứ không liên quan nhưng tôi đã buộc phải để nó ra đi trong thời điểm hiện tại chính là đam mê ban đầu của bản thân về bộ môn mạnh nhất của mình. Có lẽ nơi đây không phải nơi ươm mầm tốt cho đam mê môn chuyên của tôi vì nhiều lý do khác nhau. Nó không chỉ làm tôi mất đi niềm hứng thú trong 1 thời gian dài, ngoài ra còn là sự hoài nghi cực độ của việc “Liệu mình đã chọn đúng trường” hay “Mình có nên quay về tỉnh học trường ở đó không?”. Vấn đề này tạo ra một khoảng thời gian dài không biết đi đâu, làm gì, mất động lực “chiến đấu” và rơi vào trạng thái “lười biếng”.
Được: Khi 2 khó khăn lớn nhất trong năm học này của tôi đã được xử lý êm xuôi bằng nhiều cách khác nhau (Trau dồi kĩ năng phát triển bản thân, chậm lại một nhịp ….)tôi đã nhận lại được những kết quả ngọt ngào.
Bằng sự cố gắng thì khi vượt qua được sự chán nản của bản thân trong giai đoạn đầu, tôi đi tìm sự hứng thú mới trong trường thay vì ngay lập tức lao đầu vào học. Kết quả tôi tìm được những người bạn thật sự đáng giá, những người tôi có thể chia sẻ thật lòng cho họ những ấp ủ của bản thân sau một giai đoạn tìm kiếm khá dài, những người cho tôi góc nhìn thú vị về cuộc sống của họ hoặc những kiến thức họ gom nhặt được trong giai đoạn học tập và sinh sống. Dần dần tôi có một mạng lưới bạn bè khá “sạch sẽ” và dựa trên nền tảng của sự học hỏi, chia sẻ và Win-Win.
Tôi tìm được con đường mà mình cảm thấy phù hợp, tôi thích lĩnh vực nào, muốn tìm hiểu ở đâu, tôi đều đáp ứng cho bản thân khá thoải mái. Tôi thử rất nhiều lĩnh vực, mỗi lần thử là mỗi lần đầu tư rất nhiều sức lực vào đó. Tôi chưa từng hối hận vì mình trải nghiệm theo dạng “không thích nữa thì thôi tìm cái khác”, chấp nhận mình là một đứa mê thì rất mê nhưng đã chán thì biết sẽ rất dễ bỏ, giai đoạn vừa rồi tôi học được 3 đến 4 lĩnh vực khác nhau, mỗi giai đoạn hứng thú tôi đều ghi chép và tìm hiểu sâu vậy nên tôi có thể tự hào bảo tôi đã làm tất cả trong giai đoạn “vàng son” của niềm hứng thú đó rồi.
Tôi có được sự thoải mái và độc lập của chính mình: Không còn là những ngày tháng mệt mỏi với những thứ không đáng có, qua rồi cái thời tôi còn phải suy nghĩ về điểm của mình sẽ khiến người ta nghĩ mình kém cỏi. Càng thoải mái trong chuyện kiếm điểm, tôi càng dễ có được nó hơn với điểm số không quá ảm đạm (dù không phải lúc nào cũng 9,5 với 10 nhưng nó ở mức độ hài lòng của cá nhân tôi, phù hợp với những gì tôi đã đánh đổi), tôi tự trau dồi cho mình những kiến thức mà một phần mình thích, phần còn lại là vì nó bổ ích cho mình trong cuộc sống và tương lai (những kĩ năng phát triển bản thân, những kiến thức về tâm lý học hay những kiến thức chuyên ngành mà trường không dạy…). Dần dần tôi cũng có luôn được điều mình không chủ động tìm kiếm đó chính là sự ngưỡng mộ và ủng hộ đến từ những người bạn, người anh chị, thầy cô đã nghe về những chia sẻ của tôi, nó càng cho tôi thêm động lực để nhắc rằng “Mình vẫn đã và đang đúng”

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lê Công Thành