If you’re an investor—or even if you’re not—you’ve likely heard of Wall Street. Despite being just a small street in Manhattan, New York, it serves as the global symbol of finance and securities, hosting numerous stock exchanges and investment firms. However, even in a place known for brilliant minds managing billion-dollar financial empires, history—and more recently, events of the past few years—has shown that even the mightiest can falter.
One notable example is the clash between the Reddit community wallstreetbets and major Wall Street investment funds. This “David versus Goliath” battle saw wealthy investors brought to their knees by an outraged crowd. The incident became so iconic that Netflix produced a three-part documentary series, Eat the Rich: The GameStop Saga, to explore and analyze the event from the perspectives of investors and industry experts.
In this article, we’ll delve into what exactly happened, uncover how the Reddit crowd managed to topple the wealthy elites, and reflect on the lessons that can be drawn from this event.
Note: This article draws inspiration and certain details from Netflix’s Eat the Rich: The GameStop Saga. If you’re interested in more behind-the-scenes information, firsthand interviews, or expert commentary, I highly recommend watching this well-crafted documentary series. For now, let’s dive into the main content of this piece.
Giới thiệu một vài đối tượng
Reddit là một cộng đồng trên mạng xã hội được truy cập mở, nơi mọi người có thể đưa lên tiếng nói và ý kiến của mình trên các diễn đàn và những người trong đó sẽ đồng ý không đồng ý hoặc bình luận vào ý kiến đó của người viết.
WallStreetBets là một cộng đồng trong Reddit được thành lập vào năm 2012 bởi Jaime Rogozinski một cựu nhân viên của Inter-American Development Bank tại Washington D.C. với mục tiêu tạo ra một cộng đồng tập hợp các nhà đầu tư nhỏ lẻ thảo luận về tình hình của các mã cổ phiếu chứng khoán của các công ty và chia sẻ các quyết định đầu tư, ý kiến cá nhân trong các lĩnh vực tương tự,..
Nhà đầu tư cá nhân là những cá nhân không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp và họ thường mua hoặc bán các loại tài sản chứng khoán theo mức nhỏ và rời rạc với nhau. Các nhà đầu tư cá nhân thường hoạt động độc lập và thường không có quá nhiều sức ảnh hưởng trên thị trường trên mỗi cá thể trừ khi họ được tập hợp lại từ các cộng đồng hoặc hội nhóm trên mạng hoặc ngoài đời.
Quỹ phòng hộ là một thực thể tài chính, nói một cách đơn giản rằng họ chuyên đầu tư vào các loại tài sản để sinh lời với phần tiền đưa vào từ những người sử dụng dịch vụ (các nhà đầu tư). Các quỹ này được gọi như vậy là bởi các quỹ sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ khỏi các rủi ro khi đầu tư tối đa để gần như chắc chắn có lãi, đổi lại những người đưa tiền vào các quỹ đầu tư phải đóng một khoản tiền nhỏ được gọi là phí dịch vụ và các khoản khác.
GameStop là một công ty chuyên về băng đĩa game và các dụng cụ chơi game khác được thành lập vào năm 1984 có niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hiểu đơn giản thì mô hình kinh doanh của GameStop giống như một cửa hàng bán và trao đổi các vật phẩm trò chơi theo cách cổ điển và truyền thống. Chính vì sự cổ điển đến mức lạc hậu đó, mô hình kinh doanh của GameStop bị đánh giá là kém hiệu quả và phần nào có nguy cơ phá sản.
Tình hình kinh doanh thất bại của Game Stop
Những con số thật sự không biết nói dối khi chỉ ra được GameStop của những năm tháng trong khoảng 2019 – 2020 là một thời kỳ rất khó khăn về nhiều mặt trên báo cáo tài chính. Tài sản dựa trên bảng cân đối kế toán được công bố bởi doanh nghiệp chỉ ra GameStop đã giảm giá trị tài sản hơn 30% từ 4.044 tỷ USD vào tháng 2 năm 2019 xuống 2.819 tỷ USD vào năm 2020, và đã được dự báo là còn tiếp tục giảm dài hạn do tác động của dịch COVID-19. Doanh số bán hàng thuần của GameStop cũng không khả quan hơn khi giảm từ 2.194 tỷ USD vào quý 4 năm 2019 xuống 2.122 tỷ USD vào cùng thời kỳ năm 2020 – con số này không chỉ là hệ quả cho nền kinh tế khó khăn chung do dịch bệnh mà còn phản ánh việc mô hình kinh doanh kiểu cửa hàng băng đĩa game vật lý cổ điển đã không còn được ưa chuộng và đề cao trong thời điểm ai cũng có thể mua game trên các nền tảng khác nhau từ chính chủ như Steam hay các cộng đồng mua bán sản phẩm game cũ trên các nền tảng mạng xã hội vừa rộng mà vừa dễ tiếp cận.
Cho nên, vì những lý do trên, các nhà đầu tư nói chung và các quỹ tài chính nói riêng đều dự đoán sẽ không còn ai hứng thú với một doanh nghiệp lạc hậu như GameStop. Từ đó, như những suy nghĩ thông thường, khi không còn ai quan tâm và hứng thú với doanh nghiệp, sẽ không có ai tiếp tục đầu tư vào công ty này nữa và công ty sẽ bị sụt giảm giá trị cổ phiếu từ việc này. Tuy nhiên, dù cho có cổ phiếu có tăng hay giảm thì các quỹ đầu tư vẫn có cách để kiếm lời từ việc cả 2 xu hướng thay đổi trên và trong trường hợp này, các quỹ đã dùng phương pháp bán khống để kiếm lời từ các cổ phiếu đang giảm giá. Vậy bán khống là gì?
Bán khống – nơi làm giàu từ những con tàu đắm
Bán khống là một chiến lược đầu tư vào cổ phiếu được sử dụng khi người mua dự đoán cổ phiếu sẽ giảm giá trị trong tương lai. Nói cho dễ hiểu thì các nhà đầu tư và các quỹ sử dụng phương pháp bán khống đang đặt cược vào chuyện một mã cổ phiếu sẽ giảm trong tương lai. Hãy xét đến ví dụ thực tế như sau, anh A chạy đến chị B và xin được giữ một chiếc điện thoại với hứa hẹn một khoản phí nhỏ trả lại để được mượn chiếc điện thoại đó, anh A cầm chiếc điện thoại đó và bán đi với mức giá 20 triệu VNĐ vì anh biết rằng ngày mai hãng sản xuất sẽ phát hành một thiết bị mới và ngừng hỗ trợ thiết bị cũ (những thông tin đều có khả năng làm giảm giá trị chiếc điện thoại cũ đó). Và nếu đúng sự thật xảy ra, chiếc điện thoại cũ sẽ bị giảm xuống 10 triệu VNĐ và anh A chỉ cần chạy đến chỗ bán và mua lại với giá 10 triệu VNĐ kèm với khoản phí mượn nhỏ từ chị B để trả lại cho chị thì chung quy lại anh A đã lãi được gần 10 triệu chỉ nhờ việc giảm giá của một sản phẩm trên thị trường qua việc mua bán trong thời gian ngắn.
Các quỹ đầu tư bán khống cũng vậy, nếu chớp được đúng thời cơ, bán được số lượng cổ phiếu đã đi vay trước đó với giá cao giả sử là 20 USD một cổ phiếu, chờ đợi việc mã cổ phiếu đó làm ăn khó khăn và các nhà đầu tư mất niềm tin trong thời gian ngắn để cổ phiếu tụt xuống 10 USD thì các quỹ chỉ cần mua lại số lượng tương tự là có thể lãi được 10 USD trên mỗi cổ phiếu, nhân hàng triệu cổ phiếu đầu tư này lên thì có thể lãi được hàng chục triệu USD chỉ từ việc công ty nào đó làm ăn thua lỗ.
Đây có thể được ví như việc đánh chìm một con tàu đang bị thủng lỗ càng nhanh càng tốt để khi các thùng hàng trôi nổi thì những kẻ cướp có thể thu các chiến lợi phẩm đó mà không hề tốn công sức. Và có lẽ trong sự kiện này các nhà đầu tư tại phố Wall đã thực hiện nó theo một cách quá hung hăng khi đã bán khống cổ phiếu của GameStop với số lượng gần 140% số cổ phiếu thực có của công ty này. Điều này diễn ra khi một hay nhiều cổ phiếu không chỉ được bán khống (hay có thể nói là sang tay) một lần mà là nhiều lần trong hoạt động bán khống cổ phiếu trông như việc những con kền kền đang xâu xé con mồi GameStop đang trong giai đoạn yếu ớt.
Tuy nhiên với việc bán khống và đặc biệt là bán khống nhiều như vậy, điều đó có một tác dụng ngược đó là khi giá cổ phiếu họ bán khống không giảm mà còn tăng. Tưởng tượng một mã cổ phiếu từ 10 USD có thể giảm xuống 20% 50% hay thậm chí là giảm xuống 0 USD nếu công ty đó thật sự phá sản, nhưng nó có thể tăng lên đến gấp 2 gấp 3 hay thậm chí là vô hạn điều đó cũng đồng nghĩa các nhà đầu tư bán khống cổ phiếu cũng có thể lỗ đến vô hạn (Đây được gọi là bán non hay Short Squeeze). Hơn thế nữa, việc giá cổ phiếu không đi xuống như dự tính của những người bán khống rất có thể làm cho họ bị hoang mang và lo sợ, khiến người đã bán trước đó phải điên cuồng mua về để cắt lỗ càng sớm càng tốt, nhưng điều này chỉ như châm thêm dầu vào lửa khi càng mua, giá trị cổ phiếu càng đi lên cao khiến cho những người bán khống chỉ càng ngày càng thêm lo sợ vì giá cổ phiếu lại tiếp tục vọt lên trời. Và đó là những gì một vài nhà đầu tư cá nhân đã nhận ra điều thú vị không kém phần kỳ quái này.
Sự kêu gọi của cộng đồng WallStreetBets và những người ngoài cuộc
Chúng ta hãy gặp gỡ một nhân vật mới Ryan Cohen – anh đã từng là CEO và Founder của Chewy, một công ty thương mại điện tử chuyên buôn bán đồ dùng dành cho thú cưng, tuy nhiên anh đã rời khỏi vị trí lãnh đạo của công ty và bán lại doanh nghiệp này và thu về khoảng 3.3 tỷ USD để chuyển sang làm một nhà đầu tư cá nhân với nhiều thương vụ điển hình nhất là việc nắm giữ mã cổ phiếu như Apple (AAPL) với tư cách một trong những cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng. Tuy nhiên sự chú ý được đổ dồn vào hơn cả là khi Ryan Cohen đã mua hơn 6 triệu cổ phiếu (tức khoảng 9% tổng số cổ phiếu của GameStop) vào tháng 8 năm 2020.
Vào ngày 11 tháng 01 năm 2021, GameStop thông báo Ryan Cohen đã chiếm tận 3 vị trí trong hội đồng của công ty này dựa vào số lượng cổ phiếu khổng lồ nhà đầu tư này nắm giữ và kể từ đó, giá trị cổ phiếu của công ty tăng lên hơn 60% đạt mức hơn 30 USD chỉ trong một buổi chiều kể từ thông báo trên.
Điều thú vị trên đã đặc biệt hướng sự chú ý đến một người trên Reddit – người được ví như “con khỉ điên dại nhất” trên cộng đồng WallStreetBets đó là DeepFu*kingValue (hay DFV), là một nhà đầu tư đã đổ tiền vào GameStop vào những giai đoạn đầu khi nó còn tính với mức giá vài đô 1 cổ phiếu, chàng trai này đã rót vào khoảng 50,000 USD vào GME (Điều mà khi đó bị cộng đồng đánh giá là điên khùng). Tuy nhiên, với những cú tăng liên tiếp của GME, mọi người phải thật sự chú ý đến chàng trai đó. Ngoài tài khoản trên WallStreetbets, người thanh niên này còn có một kênh Youtube khác là Roaring Kitty, nơi mọi người xem các Livestream về các cổ phiếu anh ta đầu tư vào bao gồm lãi lỗ các mã cổ phiếu và trò chuyện với người xem không khác gì một streamer thời đó, ban đầu mọi người chỉ xem từ lâu vì tính giải trí của kênh, nhưng kể từ cú tăng vọt của GME thì anh ta bỗng nhiên trở thành một người có tầm ảnh hưởng trong giới đầu tư tại Reddit và trên mạng xã hội khác.
Ngoài 2 người trên, chúng ta không thể kể đến một “nhà tiên tri” vĩ đại của cộng đồng này Alvan Chow ( tên người dùng trên Reddit là Jeffamazon). Là cựu “thủ lĩnh” của cộng đồng WallStreetBets, sau khi chứng kiến sự kiện tăng đột biến kể từ khi Ryan Cohen lên đầu tư vào khoảng 9% số cổ phiếu của GameStop, chàng trai này đã chú ý đến công ty này và bắt đầu nghiên cứu sâu vào nội bộ của công ty, các hoạt động bán khống xung quanh từ các quỹ đầu tư và tỉ lệ bán khống vào công ty này, sau đó anh ta đã đăng tải một bài lên Reddit không lâu sau đó, thứ được xem như bản tuyên ngôn khơi mào cuộc chiến của Reddit với các quỹ phòng hộ, tại bài đăng này Alvan Chow đã sử dụng rất nhiều số liệu và các giải thích toán học để có thể đặt ra cơ sở cho một cuộc bán non chưa từng có trong lịch sử, và nhấn mạnh rằng điều này cần nguồn lực của các nhà đầu tư cá nhân trên Reddit và các mạng xã hội khác để có thể chống lại thế lực của các quỹ đầu tư. Để giải thích cho chuyện Alvan Chow tin rằng có thể tạo ra được một cơn sóng mua cổ phiếu trong và chỉ duy nhất thời điểm đó là nhờ vào khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư cá nhân vào nguồn vay tiền là cực kỳ khổng lồ khi Cục dự trữ liên bang FED đã hạ lãi suất quỹ xuống từ 0.08 đến 0.1% kéo dài từ tháng 06/2020 đến 01/2021 do tác động của dịch COVID-19 cho nên việc các nhà đầu tư cá nhân có thể vay một lượng tiền khổng lồ để đập vào đầu tư mà không lo về câu chuyện trả lãi, chưa kể chính nhờ các lệnh cách ly xã hội, mọi người ai cũng phải ở nhà nên việc họ chọn lên mạng, tìm đọc các thông tin về cổ phiếu và đầu tư sau đó nằm ở nhà và bấm các lệnh mua và bán ngay trên giường không phải một sự lựa chọn tệ khi đó.
Ngoài những sự hô hào trên Reddit, Chow còn đưa một chiến lược tài tình cũng được anh ấy đề xuất ra khi khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua và giữ cổ phiếu của GameStop cho tới khi các quỹ phòng hộ chịu sức ép khổng lồ và sau đó rút tiền ra khỏi mã cổ phiếu này khi mức giá đạt mức trên 400 USD. Sau khi sự kiện kết thúc, tất cả mọi người đều đã phong anh ta như một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất WallStreetBets vào thời điểm này, với khối lãi khổng lồ của anh ta nhận về. Vậy sự kiện này cụ thể ra sao, đã có những cuộc đấu trí mạnh mẽ như thế nào giữa WallStreetBets và các quỹ phòng hộ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết “cuộc đánh lớn” này ở phần tiếp theo của bài viết này.
Cuộc chiến không khoan nhượng giữa các quỹ đầu tư và Reddit
Kể từ cuộc “mở combat” giữa hàng triệu người trên WallStreetBets và các quỹ đầu tư, giá trị cổ phiếu luôn tăng không ngừng theo từng giờ, thậm chí từng phút từng giây. Số lượng cổ phiếu giao dịch mỗi ngày kể từ thời điểm Ryan Cohen nắm 3 ghế quản trị trong hội đồng cổ đông như đã nói ở trên đã tăng từ 7 triệu cổ phiếu lên 144 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày, điều này khiến cho việc những ai đã và đang có ý định bán khống GME thời đó đều phải e sợ trước thông tin này vì với mật độ mua bán chóng mặt như vậy, giá cổ phiếu sẽ tăng nhanh chóng khiến các nhà đầu tư đã mong giá giảm đứng ngồi không yên. Đến nỗi, Andrew Left – một nhà đầu tư chuyên bán khống cổ phiếu và là Founder của Citron Research, một trang chuyên đăng tải các báo cáo và nghiên cứu về các công ty có hoạt động bất thường với mục tiêu tạo ra môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đây được xem là nguồn thông tin uy tin ít ỏi trong thị trường đầu tư cá nhân nên khi đó ông cũng đã lên rất nhiều video phỏng vấn khác nhau để cảnh báo và thậm chí gọi những kẻ mua cổ phiếu GME là những kẻ ngu ngốc vào ngày 19/01/2021 nhưng với sự ảnh hưởng của mạng xã hội và các influencer, hàng triệu thành viên của cộng đồng WallStreetBets đã trở nên quá hưng phấn và không nghe các lời khuyên về rủi ro khi đầu tư và GME, thậm chí còn trêu ngược lại Andrew Left và công ty của ông là vớ vẩn và chế meme “Sh*tron Research” vào thời gian đó trên Reddit như một phần khẳng định ý chí mạnh mẽ của cộng đồng này.
Song song với đó, YouTuber Roaring Cat đã thật sự làm đúng được vai trò của mình đó là khuyến khích mọi người mua cổ phiếu GME, kế từ những cú tăng vọt thì gần như chàng trai này chỉ livestream và trò chuyện về GME đồng thời Livestream cũng được truyền tải đến hàng chục quốc gia khác trên thế giới và mọi người lại tiếp tục đổ xô đi mua cổ phiếu của GameStop khiến đây là một vụ mua bán trên quy mô toàn cầu.
Đặc sắc nhất có lẽ phải kể đến bài đăng cực kỳ có trọng lượng của tỷ phú Elon Musk với 1 từ “Gamestonk!!” ông đã đăng tải trên trang của mình vào 4 giờ chiều theo giờ Hoa Kỳ ngày 27/01/2021. Có lẽ chính từ giờ phút này, thông tin được bàn tán và lan truyền còn nhanh hơn cả dịch COVID-19 khi đó khiến giá cổ phiếu tăng vọt lên 244.50 USD vào 5 giờ chiều cùng ngày. Ước tính rằng bài tweet đó của Musk đã gián tiếp bơm thêm hơn 4 tỷ USD vào cổ phiếu của GameStop khi ai cũng ồ ạt vào cuộc chơi này.
Kể từ đây, bất kỳ ai cũng đều hứng thú với “kênh làm giàu” mới nổi mang tên GameStop của thị trường, kích thích những người thậm chí chưa đầu tư cổ phiếu lần nào lao vào thị trường và mua bất chấp giá đang ở mức vài trăm đô một cổ phiếu, khiến cho giá của nó đã vọt lại càng vọt lên hơn 400 USD vào cuối ngày 27/01, thậm chí có thời điểm dù cho đã đóng phiên giao dịch chính, giá của mỗi cổ phiếu GameStop thậm chí còn được trao đổi với giá lên đến gần 500 USD.
Kể từ giờ phút này, ai cũng đã nghĩ các nhà đầu tư cá nhân đã đánh gục những tổ chức lắm tiền ở phố Wall khi nhiều quỹ phòng hộ đã đóng vị thế bán khống (tức là mua lại cổ phiếu với giá cao để cắt lỗ), dẫn đến một cú thất bại hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đô, nếu tính trên quy mô toàn bộ những cá nhân và tổ chức bán khống mã cổ phiếu này đã lỗ khoảng 20 tỷ USD.
Nặng nề nhất có lẽ là Melvin Capital, một quỹ phòng hộ của một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm là Gabe Plotki, dẫu có nhiều kinh nghiệm trong việc tận dụng thị trường đi xuống nhờ việc bán khống nhưng có lẽ sự kiện này đã không được suôn sẻ khi đối đầu với WallStreetBets. Cụ thể, Melvin Capital đã mất đi 53% giá trị công ty vào cuối tháng 1 trong khi vào đầu tháng này họ còn được định giá với mức 12.5 tỷ USD tài sản. Nhưng rồi cuộc vui không được tiếp tục lâu, một sự kiện gây rúng động cả thị trường chứng khoán.
Lời kết phần 1: Vậy là chúng ta đã đi qua được bức tranh giằng co giữa cộng động Reddit wallstreetbets với các quỹ phòng hộ ở phố Wall, bên cộng đồng thì muốn giá tăng để vừa là lời trả đũa cho chiêu bài bán khống mà họ cho là bẩn thỉu và hà tiện trong thị trường, bên thì muốn công ty họ đã bán khống tụt giá cổ phiếu xuống để không còn là để sinh lời từ bán khống nữa mà bây giờ họ phải mong giá xuống thấp để cắt lỗ nhưng có lẽ phần thắng đang nghiêng về bên có “quân số” đông đảo hơn. NHƯNG LIỆU ĐIỀU NÀY CÓ TIẾP DIỄN MÃI? Liệu những người mà ta cho là những kẻ giàu và đầu óc nhiều sạn kia sẽ làm gì trước tình cảnh ngặt nghèo này, phần sau của bài viết sẽ giải đáp vấn đề đó, đi kèm với những nghi vấn thao túng thị trường nghiêm trọng mà đến giới chính trị cũng phải ra tay. Hãy xem tiếp bài viết ở phần 2 nếu các bạn hứng thú với những câu chuyện ngoài lề như vậy nhé.