In Part 1, we explored how WallStreetBets became the “graveyard” for the wealthy on Wall Street, where the short-selling plans for GameStop stocks were dismantled, leading to billions of dollars in losses for hedge funds. Even well-established funds like Melvin Capital, known for consistent profits, suffered massive losses and teetered on the brink of collapse. If you’re still unclear on these concepts, I recommend revisiting Part 1, where I explained these issues in detail. For those ready to proceed, let’s dive into Part 2, where financial and stock market narratives take a backseat, making way for the political dimensions of this story.
Before we continue, let me introduce another crucial player in this saga—one that catalyzed the complex chain of events that followed.
The image above features Robinhood, a widely popular stock trading app designed to make financial markets more accessible to individual investors. According to its CEO and founder, Vlad Tenev, the platform’s mission was to “democratize stock trading.” However, on January 28, 2021, Robinhood shocked its users by disabling the “buy” button for GameStop (GME) shares. This move enraged countless retail investors—both those involved with WallStreetBets and those entirely unaffiliated—who took to Reddit and other social media platforms to express their outrage.
The unprecedented restriction left everyone questioning: What just happened? Speculation swirled that this was blatant stock price manipulation orchestrated by powerful entities.
In the first half of this article, we defined terms like short-selling and short squeezes, reviewed what transpired with GameStop stocks, and introduced the key players: WallStreetBets, hedge funds, Citadel, and Robinhood. In the second half, if you’re familiar with these elements and the “buy” button fiasco on Robinhood, let’s now uncover the hidden dynamics and bring the shadows of this event into the light.
Những nghi vấn thao túng thị trường
Để giải thích thì nếu người dùng không thể nào mua thêm cổ phiếu, mức giá sẽ không thể nào tăng lên được và chỉ có thể bán cổ phiếu đi, khiến cho mức giá có khi là giảm xuống, và sự thật đúng là giá cổ phiếu của GameStop đã giảm mạnh xuống 193.60 USD vào đúng ngày Robinhood chặn mua cổ phiếu GameStop khiến cho những người đang nắm giữ cổ phiếu càng ngày càng lo sợ. Ngoài ra Robinhood còn chặn mua một vài mã cổ phiếu khác như các mã của AMC Entertainment, BlackBerry Ltd, Express Inc. … Điểm chung của chúng đều là những cổ phiếu meme (meme stock) nhằm ám chỉ những mã cổ phiếu có độ phổ biến trong cộng đồng (phần lớn là mạng xã hội), đặc điểm của chúng là đang có xu hướng tăng rất chóng mặt và thông tin về những cú tăng đó cũng được truyền đi nhanh không kém. Chính vì câu chuyện chặn người dùng mua để khiến giá không thể tăng nữa làm cho mọi người nghi ngờ Robinhood đang thao túng thị trường theo cách quá lộ liễu. NHƯNG LIỆU CÓ ĐÚNG LÀ NHƯ VẬY?
Thật ra Robinhood không phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự kiện tắt chức năng mua cổ phiếu mà còn có một kẻ đứng sau khác, nhưng trước hết nên hiểu sơ qua một chút về mô hình hoạt động của Robinhood, đây vốn là một sàn giao dịch không có phí hoa hồng (tức là người giao dịch cổ phiếu không cần phải trả phí trung gian cho hoạt động trên sàn chứng khoán) và để làm điều đó, Robinhood sử dụng mô hình giao dịch gọi là thanh toán cho luồng lệnh (Payment for order flow) để hiểu đơn giản thì không phải khi nhà đầu tư mua cổ phiếu thì không phải Robinhood trực tiếp đi mua ở thị trường và đưa vào tay người bấm lệnh mau, họ cần một nhà tạo lập thị trường (hay nói cách khác là một bên đứng ra trực tiếp biến các giao dịch trên Robinhood thành các giao dịch trên các sàn cổ phiếu lớn) và nhà tạo lập này là Citadel Securities (một đơn vị của quỹ phòng hộ Citadel). Để phân tích sâu về mô hình kinh doanh và kiếm lời này thì tương đối phức tạp nhưng nó có thể được gói gọn trong 2 điểm chính sau:
Thứ nhất, Robinhood vốn không quan tâm người dùng lãi được bao nhiêu từ việc mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư trên đó, thứ họ quan tâm chính là số lượng giao dịch trên sàn, càng nhiều số giao dịch cổ phiếu được thực hiện trên đó, Robinhood và Citadel mới có nhiều lãi.
Thứ hai, Citadel Securities mới là khách hàng chính của Robinhood, không phải là các nhà đầu tư cá nhân, điều này có thể giải thích một cách đơn giản qua việc dựa trên mô hình kinh doanh của Robinhood, họ đang trao đổi các lệnh mua và bán với Citadel Securities cho nên các nhà đầu tư cá nhân không khác gì các món hàng của 2 bên.
Từ 2 luận điểm trên, ta có thể đúc kết được 2 nghi vấn. Một là liệu Robinhood có thật sự quan tâm đến lợi ích của người dùng trên ứng dụng không hay chỉ chú trọng vào việc kích thích mọi người giao dịch càng nhiều càng tốt? Hai là liệu Citadel Securities có thật sự can thiệp gì vào quyết định tắt nút mua của Robinhood như một hành động giật dây phía sau để thao túng thị trường hay không?
Không chỉ Robinhood hay Citadel có dấu hiệu bất thường, bạn còn nhớ Roaring Cat (hay DeepFuckingValue trên Reddit) chứ? Mọi người bắt đầu tấn công vào kênh của anh và đặt ra dấu hỏi liệu người đàn ông này có phải một tên thao túng thị trường không? Nhưng trước tiên cần hiểu vì sao lại có nghi vấn như vậy, ta cần biết thao túng thật ra nó là cái gì. Thao túng thị trường là một hành động được quy định là phạm pháp bao gồm các hành vi sử dụng những tuyên bố sai sự thật nhằm điều hướng giá cổ phiếu đi lên hoặc đi xuống một cách vô lý và trong trường hợp của GameStop, mã cổ phiếu của công ty này đã được nghi vấn thời điểm đó là bị bơm thổi quá mức và chính người đàn ông sở hữu kênh Youtube Roaring Kitty là nghi phạm lớn nhất trong mắt của các nhà đầu tư cá nhân và cả những người làm báo chí, cho nên một cuộc tìm kiếm danh tính của thanh niên này đã được bắt đầu. Mọi người bắt đầu lục tìm mọi ngóc ngách trên mạng để thật sự truy lùng ra chàng trai này và theo những chia sẻ thuật lại của tờ Daily Mail, họ đã tìm được một bản hợp đồng được ký kết với cái tên đại diện Roaring Cat, và người đại diện đó mang tên thật là Keith Gill, sau khi tra cứu được một vài thông tin cơ bản khác như số điện thoại của người thân anh ta, họ tìm được một khu địa chỉ nhà ở ngoại ô Boston trong vòng dưới 24 tiếng kể từ khi Robinhood có hành vi đáng nghi trên, dù đã đến gặp nhằm xin được phỏng vấn và không ghi hình nhưng Gill đã từ chối và chỉ để lại số điện thoại, đại diện của tờ Wall Street Journal đành ngậm ngùi đi về nhưng điều đó đã không trở nên vô ích khi kể từ lúc đó, mọi người đã biết danh tính thật sự của người đứng sau kênh YouTube. Vào 20:28 theo giờ Boston, tờ DailyMail cũng đã đưa tin về chàng thanh niên Keith Gill này, dù không phải phỏng vấn nhưng những thông tin sơ bộ nhất của anh ta cũng đã được tờ này cung cấp tương đối chi tiết. Keith Gill tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học trong kinh doanh quản trị chuyên ngành kế toán vào năm 2009 tại bang Massachusetts, sau khi tốt nghiệp thì anh tham gia vào Lucidia, LLC (một công ty tư vấn đầu tư tại New Hampshire đã giải thể) tại vị trí phân tích chứng khoán và nhiều công việc khác đến 2019 Gill trở thành một nhà phân tích tài chính có chứng nhận bởi MassMutual. Bởi tất cả những kiến thức và kỹ năng được chứng nhận như vậy, Gill mới bị cho là có khả năng đã sử dụng kiến thức kèm tầm ảnh hưởng của mình để thao túng thị trường cổ phiếu khiến cho nhiều người đang lo sợ. Đã có một làn sóng chỉ trích và thậm chí nhiều đơn kiện tập thể và đòi đem Gill lên tòa.
Tóm lại chúng ta có tổng cộng 2 nghi vấn. Thứ nhất chính là động thái chặn nút mua của Robinhood có liên quan đến Citadel Securities không? Thứ hai, liệu Keith Gill có phải là một tên thao túng thị trường, tận dụng sức ảnh hưởng và hiểu biết cá nhân để truyền thông tin sai lệch hay không? Và các câu hỏi cũng như nghi vấn đó sẽ được làm rõ trong sự kiện dưới đây.
Phiên điều trần lịch sử
Không để cộng đồng chờ đợi lâu, các cơ quan chính phủ đã phải vào việc trong sự kiện này khi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), Ủy ban Dịch vụ tài chính Hoa Kỳ và các tổ chức chính phủ khác đã phải triệu tập rất nhiều bên liên quan đến một phiên điều trần được tổ chức và phát sóng trực tiếp vào ngày 18 tháng 2 năm 2021 trong vòng hơn 5 tiếng. Phiên điều trần này còn được đặt cho một cái tên nghe rất hoành tráng “GAME STOPPED? WHO WINS AND LOSES WHEN SHORT SELLERS, SOCIAL MEDIA, AND RETAIL INVESTORS COLLIDE” (tạm dịch là Cuộc chơi đã dừng lại? Ai là kẻ thắng người thua khi người bán không, mạng xã hội và nhà đầu tư cá nhân va chạm nhau). Tại cuộc triệu tập này có rất nhiều đối tượng liên quan giữa các bên từ cá nhân đến đại diện tổ chức bao gồm Keith Gill, Steve Huffman (CEO của Reddit), Vladimir Tenev (CEO và Founder của Robinhood), Gabriel Plotkin ( CEO Melvin Capital), Kenneth C. Griffin (CEO của Citadel) và một vài nhà đầu tư cá nhân khác để đưa ra lời khai trong phiên điều trần vụ việc này. Đây gần như cũng là dấu chấm cho chuỗi sự kiện đầy biến động của cuộc đấu đá giữa nhà đầu tư cá nhân và quỹ phòng hộ về GameStop.
Tiếp theo, kẻ bị ghét nhất trong cộng đồng nhà đầu tư cá nhân – Vlad Tenev (người chịu trách nhiệm chính cho quyết định đóng chức năng mua cổ phiếu của GameStop và vài mã cổ phiếu khác). Khi được hỏi về lý do vì sao lại tắt chức năng mua của một vài mã cổ phiếu trên Robinhood, Tenev chia sẻ rằng đó là một quyết định khó khăn nhưng được cân nhắc rất kỹ lưỡng nhưng theo những người trong cuộc nhận định, đó chỉ là động thái để cứu Robinhood khỏi bị phá sản chứ không phải bảo vệ người dùng như những gì Tenev nói. Để hiểu được vấn đề này tôi xin được phép giới thiệu với các bạn một thuật ngữ là các tổ chức thanh toán bù trừ (clearinghouses) và yêu cầu ký quỹ (margin requirements). Tổ chức thanh toán bù trừ là một tổ chức tài chính trong đó nhiệm vụ chính của nó là đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách trơn tru và an toàn, đảm bảo các bên sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ cũng như hoàn thành các giao dịch của họ đúng hạn. Để có thể quản trị rủi ro và tránh các sự cố ngoài ý muốn như công ty môi giới không thể hoàn thành giao dịch hoặc khách hàng không đủ khả năng thanh toán, các tổ chức thanh toán bù trừ này sẽ phải yêu cầu gửi một số tiền nhất định trước khi được duyệt giao dịch gọi là yêu cầu ký quỹ, lượng tiền này sẽ được ví như tiền cọc để vừa có thể tránh những vụ “bùng kèo” từ các nhà môi giới vừa có thể bù đắp phần nào thiệt hại nên sự kiện ngoài ý muốn trong giao dịch trên diễn ra. Quay lại câu chuyện của Robinhood, với mỗi lệnh mua bán của người dùng trên ứng dụng, Robinhood đều phải sử dụng tiền của họ để gửi cho các tổ chức thanh toán bù trừ làm phí yêu cầu ký quỹ cho nên khi các cổ phiếu được giao dịch và trao đổi quá nhiều trên ứng dụng, đồng nghĩa với đó là càng nhiều tiền Robinhood phải đập vào trước khi có thể thực hiện thành công được giao dich (theo Tenev chia sẻ trong thời gian đã qua, có thời điểm Robinhood bị yêu cầu nộp đến 3 tỷ USD cho khoản này chỉ trong 1 đêm), cho nên việc đóng nút mua được xem như động thái để có thể kiểm soát thanh khoản của Robinhood chứ không phải thao túng thị trường.
Cuối cùng, nhân vật mà ai cũng cho là kẻ đứng sau mọi việc, Kenneth C. Griffin tại phiên điều trần trên đã khẳng định trước quốc hội rằng việc quyết định của Robinhood trong thời gian đã qua không hề liên quan đến ông và tập đoàn Citadel cũng như không hề có nhân viên nào của Citadel liên lạc với các đại diện của Robinhood để đi đến quyết định của CEO Tenev. Tuy nhiên một thời gian sau, một vài tin nhắn được rò rỉ ra trong nội bộ Robinhood cho thấy rằng, vào ngày 27 tháng 1, Giám đốc điều hành của Robinhood là Gretchen Howard đã liên hệ với Tenev về dự tính hạn chế việc mua một vài mã cổ phiếu trên toàn bộ hệ thống, điều theo Howard nhắc đến rằng sẽ được bàn bạc với Citadel. Sau đó Tenev đã đồng ý với quyết định trên và còn nhắc đến rằng có lẽ sẽ nhắn tin và bàn luận với Ken Griffin (CEO Citadel).
Chính những tin nhắn bị rò rỉ trên đã khiến mọi người lại càng thêm hoài nghi mối quan hệ đầy đáng ngờ của Robinhood và Citadel nhưng sau khi vào cuộc điều tra kết hợp với cả những tin nhắn rò rỉ kia, mọi thứ vẫn không đủ để kết tội cho bất kỳ ai vì Citadel được cho là đã không hề gây bất kỳ sức ép nào lên Robinhood trong tất cả các mốc thời gian và việc đóng nút mua là để đảm bảo thanh khoản cho công ty với những giải thích trên và trong tin nhắn nội bộ cũng đã chỉ ra rõ Howard đã thông báo với nội bộ công ty rằng đang có vấn đề thanh khoản trầm trọng nên là họ đã PCO một vài mã cổ phiếu (dễ hiểu là việc chỉ cho phép các nhà đầu tư đóng vị thế hay là bán các tài sản chứng khoán họ có).
Vậy … Ai là người chiến thắng?
Hay như Alvan Chow, người đã tìm ra cơ sở cho việc kích hoạt một cú short squeeze chưa từng có trong lịch sử, chính anh ta đã đề xuất việc rút lui khỏi thị trường khi cổ phiếu của GameStop lên mức trên 400 USD và anh ta đã thật sự thành công. Trả lời trong chuỗi phim tài liệu của Netflix (Eat the Rich-GameStop Saga), anh cho biết mình đã lãi khoảng 1000 lần với tổng vốn bỏ ra tầm 10,000 đến 20,000 USD biến anh thành một trong những người thắng đậm nhất vụ việc này nếu tính theo phần trăm lãi.
Bài học
Từ vụ việc của GameStop gây ra bởi các nhà đầu tư cá nhân, các quỹ đầu tư hàng đầu đều phải nhìn nhận lại về sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các cá nhân nhỏ bé khi hợp sức với nhau có thể xoay chuyển và phá vỡ tất cả các quy tắc nền tảng và làm cho diễn biến của thị trường ngày càng trở nên phức tạp như cái cách giá cổ phiếu của GameStop tăng trưởng không hề theo bất kỳ một hệ quả nào của doanh nghiệp ví dụ như là tăng trưởng trong doanh số hay phát triển ra một công nghệ mới. Ngoài ra, vị thế bán khống đầy rủi ro của các quỹ cần phải được xem xét kỹ lưỡng, để có thể quản trị được rủi ro xảy ra một cú short squeeze bất ngờ sau này, sự việc là một bài học xương máu cho các quỹ để không còn hung hăng trong việc bán khống và coi thường sức mạnh của những nhà đầu tư cá nhân nữa.
Sự kiện này cũng là một dấu mốc cho lần đầu tiên các quỹ đầu tư lớn phải chịu thua trước các nhà đầu tư cá nhân không bằng cấp, không kinh nghiệm không hề có thông tin mật nào trong thị trường nhưng vẫn một cách nào đó đánh gục tất cả những quỹ và những người đã bán khống một cách ngạo mạn và hung hăng.
Đó là tất cả những gì tôi muốn tóm tắt trong sự việc giữa GameStop, wallstreetbets, quỹ phòng hộ phố Wall và Robinhood, hy vọng là với những diễn biến cả trong và ngoài thị trường chứng khoán như vậy có thể giúp các bạn độc giả hiểu được đầy đủ về sự kiện này, cá nhân tôi cảm thấy đây là một sự kiện khó triển khai hơn hẳn các chủ đề khác tương tự vì những chi tiết ngoài lề chiếm đa số và các cuộc chiến cân não trên mạng xã hội diễn ra đầy rẫy khi đó đã làm cho câu chuyện trở nên phức tạp nhưng tôi cũng đã cố gắng lọc ra những chi tiết chủ đạo nhất và mang tính cục diện để cô đọng được câu chuyện, nên mong là các bạn thích bài viết này. Cảm ơn mọi người!