Quy luật số nhỏ
Tưởng tượng bạn đang chuẩn bị cho một chuyến bay thì bạn vô tình hay cố ý nghe về một vụ tai nạn máy bay thảm khốc diễn ra vài tiếng trước. Bạn có thấy chút gì hoài nghi với an toàn khi đi máy bay không. Khả năng cao là có ít nhiều và đó cũng là những gì quy luật số nhỏ hoạt động:
– Quy luật số nhỏ phản ánh sự ảnh hưởng của các thí nghiệm/mẫu thử quy mô nhỏ đến một kết luận mang tính tổng quát. Hiệu ứng này xuất hiện nhiều trong cuộc sống hằng ngày và cả nghiên cứu khoa học tạo ra những nhận định thiếu chuẩn xác hay có phần mang tính quy chụp:
o Việc một vài đứa trẻ trộm cắp vặt trong xóm khiến bạn hoài nghi về mức độ trung thực của mấy đứa nhóc thời nay.
– Niềm tin của quy luật số nhỏ đến chủ yếu từ các “câu chuyện” được vẽ ra của hệ thống 1 (một hệ thống ít sự hoài nghi và trất vấn). Nó có xu hướng hợp lý hóa thông tin nhận được thay vì hoài nghi về những gì sẵn có (Nếu không bị phủ nhận vì sự phi lý ngay từ đầu). Trong khi hệ thống 2 có thể duy trì các khả năng xung đột (phản biện ý tưởng) nhưng sẽ khó khăn hơn việc quy thông tin về trạng thái chắc chắn.
Các biến cố ngẫu nhiên
Một phần hệ quả khác của việc kết luận dựa trên một quy mô thực nghiệm không đủ lớn chính là việc “Dùng nhân-quả để gán vào các biến cố ngẫu nhiên”
– Những sự việc thế nào được gọi là ngẫu nhiên: “Tung đồng xu”, “Lắc xúc xắc”
Sẽ thế nào nếu ta tung đồng xu 7 lần mặt ngửa liên tục hay lắc phải 1 nút trong 9 lần liên tiếp. Mặc cho việc loại bỏ niềm tin vào các mánh khóe, ta dù gì vẫn có niềm tin vào một quy luật gì đó (Giả dụ như lần thứ 8 tung xu không thể là mặt ngửa được nữa, hay chả thế quái nào cái xúc xắc lại ra 1 nút lần thứ 10 được đâu). Tuy nhiên mọi thứ vẫn có thể xảy ra, mọi thứ đều là ngẫu nhiên và việc gắn một mệnh đề nhân-quả vào đó là điều vô ích. Xác suất ra mặt ngửa vẫn là 50% còn việc ra một nút vẫn có tỉ lệ là 1/6.
Một ví dụ khác là vào vụ rải bom ở London vào thế chiến thứ II, một thuyết âm mưu được truyền tai nhau rằng việc ném bom này có thể không ngẫu nhiên vì bản đồ ném bom có những chỗ trống lộ ra. Mọi người nghĩ về việc những chỗ đó là căn cứ của quân địch ẩn nấp. Mọi thứ từ nhân đến quả đều nghe có vẻ hợp lý tuy nhiên có những phép phân tích kĩ lưỡng chỉ ra việc ném bom là điển hình của một hành động mang tính ngẫu nhiên.
=> Các phép phân tích tạo ra những kết quả trông có vẻ rất quy luật tuy nhiên càng làm, càng phân tích nhiều, đủ lớn ta mới thấy những sự kiện ngẫu nhiên vốn chẳng có quy luật nào cả.
Hiệu ứng mỏ neo
Mỏ neo và các ước lượng
Nhiệt độ của nước ở độ cao 7000m bé hơn 100 độ C bao nhiêu độ C?
Con số 100 độ C chính là một mỏ neo(hay có thể gọi là một điểm neo đậu)-một yếu tố giới hạn ước đoán về một đại lượng còn khá mơ hồ.
Công việc giảm dần nhiệt độ sôi của nước khi lên cao chính là hành động để xê dịch ra khỏi điểm neo đậu bằng các lập luận trong suy nghĩ (sẵn tiện câu trả lời là bé hơn khoảng 17,7 độ C). Việc xê dịch có thể gần với đáp án nếu lập luận tốt và chính xác hoặc giữ nguyên giá trị của mỏ neo với những người tin vào giá trị gợi ý đó.
Hiệu ứng mồi của hiệu ứng mỏ neo
– Trong một điều kiện thiếu cơ sở của các lập luận, cách một mỏ neo tác động đến nhận thức là dễ hiểu:
– Các nhà tâm lý học người Đức Thomas Mussweiler và Fritz Strack làm một thí nghiệm chứng minh sự ảnh hưởng của một mỏ neo đến bộ máy liên tưởng như sau: Họ cung cấp 2 câu hỏi cho mỗi nhóm 1 câu “Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Đức cao hơn hay thấp hơn 20 độ C (68 độ F)” và “Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Đức cao hơn hay thấp hơn 5 độ C (40 độ F)”. Sau đó họ yêu cầu đưa ra những từ ngữ liên quan ngắn gọn để mô tả câu trả lời của họ.
=> Những người được hỏi câu số 1 chọn những từ liên tưởng đến mùa hè ở Châu Âu (mặt trời, bãi biển) còn câu còn lại cho ra những từ khóa dễ liên tưởng đến mùa đông (trượt tuyết, sương mù)
Chỉ số mỏ neo
– Một thí nghiệm như sau: Cây tùng sam cao nhất có chiều cao lớn hơn hay nhỏ hơn 365m/55m? (Ở đây 365 và 55 lần lượt là các điểm neo cao và thấp được dành để hỏi cho 2 nhóm người khác nhau. Ở đây chênh lệch điểm neo đậu là 310 m).
– Kết quả thu về được trung bình 275m cho người được nhận điểm neo cao và 85m cho những người có điểm neo thấp (Chênh lệch là 210 m).
– Cách tính: Ta lấy chênh lệch của trung bình các đáp án chia cho chênh lệch 2 điểm neo đậu (210/310=55%).
=> Con số này thể hiện sự phụ thuộc của người trả lời vào các giá trị mỏ neo, càng lớn chứng tỏ càng dựa nhiều vào mỏ neo.
Một hệ quả thú vị từ chỉ số mỏ neo chính là từ thí nghiệm với các chuyên gia môi giới nhà đất. Họ bảo rằng những người có kinh nghiệm như họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các giá trị nhà được chào bán quá cao vô lý. Tuy nhiên chỉ số mỏ neo cho thấy của những người giàu kinh nghiệm với giá nhà đất là 41%, trong khi những người mới vào nghề, thừa nhận sức ảnh hưởng của giá chào bán lên quyết định của họ thì có chỉ số mỏ neo 48%. Qua đây ta có thể thấy ảnh hưởng của mỏ neo lên bất kì ai vẫn là tương đối đáng kể (dù cho bạn có là chuyên gia).
Mỏ neo và 2 hệ thống
Không phải tự nhiên mỏ neo lại là một vấn đề nhức nhối và dai dẳng dễ mắc phải trong lập luận. Dưới đây là sơ đồ đi từ thông tin bên ngoài đến khi bộ não đưa ra kết luận:
Rõ ràng một điều chính là hệ thống 2 nhận thông tin được mang lên từ hệ thống 1. Bộ máy lấy thông tin một cách khá bản năng như hệ thống 1 sẽ không có sự chọn lọc trong thông tin đưa lên hệ thống 2. Vậy nên áp lực để hệ thống 2 phải hoài nghi và bẻ gãy các sự sai lệch là rất lớn (việc này tốn rất nhiều nỗ lực và khá mệt mỏi).
Sự sẵn có
Não bạn thích dùng “mì ăn liền” hơn là phải đi tạo ra một thứ mới mẻ
Suy nghiệm dựa trên sự sẵn có
– Thường xuyên xảy ra trong các suy nghiệm có tính ước đoán mà ở đó thay vì những số liệu xuyên suốt, bộ não đưa ra kết luận bằng các ấn tượng có sẵn trong đầu:
o Một vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra khiến chúng ta nghĩ loại tai nạn đó thường xuyên xảy ra hơn những loại tai nạn khác (Vì một vụ rơi máy bay mà khiến bạn nghĩ nó đang có tỉ lệ xảy ra cao hơn so với bình thường)
– Tuy nhiên, mọi thứ nó còn phức tạp hơn vậy khá nhiều bởi các yếu tố ảnh hưởng khác hơn là đơn thuần chỉ là việc lấy thông tin từ bộ nhớ và đưa ra kết quả.
Tâm lý học của sự sẵn có
Mọi thứ trở nên khôn lường hơn khi các nhà tâm lý học tìm ra cả “tính không sẵn có” qua thí nghiệm sau:
Bạn hãy kể 6 hoặc 12 ví dụ cho thấy bạn là một người quyết đoán:
Kết quả: Những người cho ra 6 ví dụ dễ ra cho kết quả đồng ý mình là người quyết đoán hơn những người đưa ra được 12 ví dụ.
Câu hỏi đặt ra là thứ gì đã khiến hầu hết những người có 12 ví dụ không thể đi đến kết luận mà đáng ra nó phải đến:
Khi đó họ đưa ra một khám phá dựa trên sự ngập ngừng trong việc đưa ra của những người có 12 ví dụ (Đây chính là sự không sẵn có-một tình huống không được lường trước).
Kết luận đã được ra: Ngoài sự sẵn có ảnh hưởng đến một kết luận chính xác, tính không sẵn có cũng có khả năng bẻ gãy sự thật và ảnh hưởng đến lập luận logic của chủ thể.
Giải pháp đưa ra: Tính đến các sự sẵn có và tìm cách phá vỡ sự không sẵn có-tìm cách nhận ra để nó không còn là một tình huống bất ngờ. Khi này tính bất ngờ được loại bỏ, những lập luận sẽ trở nên chính xác và không còn bị ảnh hưởng đến các yếu tố ngoại cảnh.
Ngoài ra, sự xuất hiện của 2 hệ thống cũng được phát biểu và giải thích như sau:
Sự phụ thuộc vào các yếu tố sẵn có và không sẵn có là dấu hiệu của chủ thể đang ở trạng thái thả lỏng suy nghĩ (dễ dẫn dắt bởi hệ thống 1 và dễ mắc các định kiến mang tính sẵn có) . Ngược lại, trạng thái suy nghĩ căng khiến chủ thể đặt ngược lại câu hỏi đến các yếu tố và thông tin, ít khi bị dẫn dắt bởi các định kiến và có tư duy logic hơn.